Blog

Get informed about our latest news and events

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê hữu cơ cho năng suất cao

Cà phê là một cây trồng lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay, sản lượng cà phê trên thị trường Việt Nam khá cao, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra các nước khác. Tuy nhiên, năng suất vẫn chưa đạt mức tốt và chưa thật sự bền vững. Hãy cùng tham khảo các kĩ thuật trồng và chăm sóc cà phê hữu cơ sau đây.

Chọn giống cây trồng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống cà phê, tùy thuộc vào nhu cầu, bạn sẽ lựa chọn giống cà phê phù hợp nhất.

Khi chọn giống, bạn nên chọn cây giống có khả năng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại, không bị trầy xước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Bạn nên mua cây giống tại các nhà vườn hoặc các trung tâm cây giống uy tín để yên tâm hơn về chất lượng.

Chuẩn bị đất trồng cà phê hữu cơ

Bạn cần chuẩn bị đất trồng trước khi tiến hành trồng cây giống, đất trồng cà phê phải là đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt, không bị xói mòn, không ngập úng và tầng canh tác dày.

Sau khi chọn được đất phù hợp, cày bừa xới đất thật sâu nhằm làm tăng độ tơi xốp, giúp rễ cây phát triển nhanh hơn.

Cà phê nên được trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m, tùy mỗi giống cây. Sau khi xác định khoảng cách trồng, bạn hãy đào hố với kích thước 60 x 60cm tương ứng với chiều sâu x rộng. Khi đào hố xong, bạn hãy tiến hành trộn phân hữu cơ cùng với lớp đất mặt và lấp đầy hố.

Trồng cà phê hữu cơ

Trồng cà phê hữu cơ

Trồng cà phê hữu cơ

Cách trồng cà phê hữu cơ rất đơn giản. Rạch bỏ bao nilon, đào một lỗ nhỏ ở giữa hố, nhẹ nhàng đặt bầu cây cà phê xuống hố.

Sau khi trồng xong, bạn hãy lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Dùng rơm rạ khô phủ xung quanh gốc , giữ ẩm cho cây, ngừa cỏ dại hình thành.

Chăm sóc cà phê hữu cơ

Trồng dặm

Sau khi trồng cà phê hữu cơ khoảng 20 ngày, tiến hành kiểm tra, quan sát và trồng dặm cây cà phê mới tại nơi những cây bị còi cọc, chết, không phát triển hay bị sâu bệnh. Việc trồng dặm thực hiện tương tự như trồng cây mới.

Cắt cành, tạo tán

Cát cành, tạo tán cây cà phê

Cát cành, tạo tán cây cà phê

Khi cây phát triển đến độ cao khảong 70 – 90cm, tiến hành cột vào cọc cắm trên mặt đất.

Đồng thời, cắt tỉa các cành còi cọc, cành tăm, sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng cho các cành khác.

Cung cấp chất hữu cơ cho đất

Điều quan trọng khi trồng cà phê hữu cơ là phải cung cấp lượng phân hữu cơ, tăng độ tơi xốp cho đất, giúp cây phát triển ổn định.

Bạn cần bón các loại phân hữu cơ liên tục cho cây. Đối với phân động vật, bón trước giai đoạn cây ra hoa nhằm kích thích tăng trưởng.

Bên cạnh đó, kết hợp làm sạch cỏ giúp cây phát triển tốt, tránh cạnh tranh dưỡng chất của đất.

Ngoài ra, cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng, tăng năng suất khi thu hoạch.

Phòng ngừa sâu bệnh

phòng ngừa sâu bệnh cho cây cà phê

phòng ngừa sâu bệnh cho cây cà phê

Cà phê không có nhiều sâu bệnh, tuy nhiên, nên có phương pháp phòng ngừa khi dịch bệnh phát triển.

Vun đất, kiểm tra thường xuyên nhằm tìm ra giải pháp kịp thời khi sâu bệnh chỉ mới xuất hiện. Nếu cây bị sâu bệnh, bạn phải xử lý nhanh chóng để không bị lây lan. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng ít nhất có thể.

Tham khảo thêm: Trà olong – bật mí những điều mà bạn chưa biết.

Leave a Reply

Your email address will not be published.