Blog

Get informed about our latest news and events

Trà đá – Thú vui bình dị của người Việt

Trà đá là món đồ bình dân và phổ biến mà ta có thể tìm bất kì đâu ở Việt Nam. Không chỉ bởi sự tiện lợi, giá thành rẻ mà còn bởi hương vị lắng đọng của nó. Từ Bắc vào Nam, mỗi nơi đều có một hương trà khác nhau, nhưng chung quy lại nó đều mang một giá trị văn hóa “lắng đọng” ở mỗi người.

Trà đá được làm từ rất nhiều loại trà khác nhau, xuất xứ từ nhiều vùng miền. Cội nguồn của trà đá chính bắt nguồn từ miền Nam, sau đó lan ra khác vùng miền khác. Thường thì trà của nơi Sài Thành nó thanh, mát mẻ hơn. Còn đến với Hà Thành, ta nhấm nháp trong cổ họng hương vị đậm đà khó quên.

Khi cái đẹp bắt nguồn từ lá trà xanh

Lá chè xanh

Lá chè xanh

Các giai đoạn hái lá, phơi lá, chọn lựa ra những lá trà ngon nhất đều rất kì công. Nó đòi hỏi một sự tinh tế mà tỉ mỉ để cho ra những gói trà chất lượng. Tuy nhiên, cái đẹp của lá trà nó không chỉ thể hiện qua các công đoạn sơ chế. Cái sâu sắc, lắng đọng nó nằm ở chỗ ta “thưởng trà” như thế nào.

Qua việc thưởng trà, ta phần nào “thưởng” được con người của mỗi vùng miền qua hương vị của nó. Sở dĩ văn hóa uống trà ra đời là để phục vụ cho nhu cầu của con người. Thuở mới ban sơ, tách trà là thứ giành cho những người chức cao, quyền quý. Thưởng trà cũng phải tỏ ra quyền quý, phải là người có văn hóa. Như vẻ đẹp từ lá trà, qua cách thưởng trà, nét đẹp con người đan xen qua từng câu chuyện.

“Thưởng trà” thời cổ xưa

Như đã giới thiệu thì trà được xem như thức đồ uống giới quý tộc. Nó thường giành cho các gia đình danh giá, người ta thưởng trà hết sức tinh tế. Trước hết là thưởng cái hương trà thơm quyến rũ ấy. Tiếp đó mới đưa lên môi mà nhấp từng ngụm môt. Chính cái đăng đắng lắng lại nơi cổ họng là vị ngon. Một buổi thưởng trà chất lượng chính là sự đánh giá trà chân thành của người pha và người uống. Chính ly trà là đầu câu chuyện của thời Việt xưa…

Trà đá thời hiện đại ở Hà Nội

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi xã hội phát triển, trà được chế biến theo nhiều kiểu cách, nhiều loại khác nhau. Không lẫn đi đâu được chính là cái tên thân thuộc “Trà đá”.Đầu tiên, ta đến với dư vị trà ở Hà Nội. Ở Hà Nội có vẻ trà là thứ đồ uống gần như mang đặc trưng của những ngày đông lạnh. Khắp nẻo đường phố cổ, nơi đâu cũng có một cốc trà cho một ngày an lành

Và nhắc đến Hà Nội, ta nhắc đến quán trà số 8 Hàng Bún ( Hoàn Kiếm, Hà Nội). Quán trà như linh hồn của những tay “uống trà” Hà Nội, không chỉ là hương vị mà là không gian. Nó mang trong mình vóc dáng của cả một Thủ Đô. Vị trà thanh, nhẹ, man mát nhưng cũng có chút gì đắng đắng, lắng vị. Một thoáng hương xưa sống dậy chút ít giữa cái Hà Thành rộng lớn. Nhưng vốn con người nho nhã Hà Nội thì nơi đâu cũng đều có quán trà như vậy. Nằm khắp mọi nẻo đường, nhưng nó lại rất khác Sài Thành. Nó nhẹ nhàng đằm thắm như sự lắng của trà.

Trà đá hiện đại Sài Thành

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Như đã biết, trà đá bắt nguồn từ miền Nam. Văn hóa uống trà để giải khát bởi cái tiết trời khó chiều lòng người. Nhưng có vẻ nó không đơn giản là uống trà, mà là thưởng thức. Người miền Nam uống trà, đó là sự mộc mạc. Vị trà ở đây sẽ có phần nhạt hơn so với vùng phía Bắc. Nó mát lạnh hơn, thanh tao hơn, và hương thơm thì miễn bàn.

Những ly trà ở đây chính là giành cho người lao động. Nó không còn có sự phân cấp tầng lớp như ngày xưa nữa. Trà đá là cho tất cả mọi người, cho tất cả những ai cần nó. Cứ cách tầm 100m ta lại thấy một tiệm trà đá ở Sài Gòn. Cứ đi tới đâu ta cũng sẽ được mời một ly trà, vừa thơm vừa mát. Trà Sài Thành y như người Sài Thành, dễ mến, bình dị mà mộc mạc.

Hương vị trà ở mỗi vùng miền sẽ một khác nhau. Nhưng vị trà đá chung của Việt Nam thì vẫn sẽ vậy. Vẫn mang một cái gì đấy thanh tao, lắng đọng từ trong ra ngoài.

Xem thêm: Trà hạt sen

Leave a Reply

Your email address will not be published.