Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua trà quế – món trà thảo dược đã xuất hiện từ thời Trung cổ. Trà quế ngày càng phổ biến hơn nhờ vào vị cay nhẹ và ngọt dịu đặc trưng của nó. Quế chứa đựng rất nhiều lợi ích và bên cạnh đó là những tác hại không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu về lợi và hại khi uống trà quế ngay sau đây.
Công dụng của trà quế
Giảm lượng cholesterol xấu
Vào tháng 9 năm 2013, một nghiên cứu trên tạp chí Annals of Family Medicines đã công bố rằng nếu bạn tiêu thụ 120mg – 6gr quế mỗi ngày, tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL và triglyceride sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời nồng độ cholesterol HDL (tốt) cũng tăng lên. Từ đó, nghiên cứu này đã trở thành cơ sở cho tác dụng của quế với các cholesterol xấu.
Giảm đau
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà quế có khả năng giảm đau hiệu quả. Các cơn đau bụng kinh, đau đầu, đau nửa đầu… sẽ giảm bớt chỉ bằng một cốc trà quế ấm áp. Hương thơm dịu nhẹ của quế sẽ giúp bạn thả lỏng để học tập và làm việc hiệu quả hơn. Hoặc bị căng cơ sau khi tập thể dục, hãy uống trà quế để bảo đảm tập luyện hiệu quả.
Chống sự oxy hóa
Theo tạp chí Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, quế có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol. Đây là thành phần có khả năng ngăn ngừa sự tổn thương ở tế bào, vì thế uống trà quế sẽ làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế nhiều bệnh tim mạch khác.
Quế đứng top 1 trong 26 loại gia vị phổ biến về khả năng chống oxy hóa trên tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm Hoa Kỳ vào năm 2005.
Có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường
Một số nghiên cứu cho rằng trà quế có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường khá tốt. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường type 2. Những người mắc bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu cao vì họ bị kháng insulin. Insulin là một loại hormone quan trọng giúp vận chuyển đường huyết từ máu đến tế bào của cơ thể. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng kháng insulin, glucose sẽ không được chuyển đến các tế bào dẫn đến tăng đường huyết.
Năm 2008, tạp chí khoa học Proceedings of the Nutrition Society Anh quốc đã chứng minh rằng hợp chất polyphenol có trong quế có thể làm tăng độ nhạy của insulin. Vì vậy mà uống trà quế sẽ làm giảm lượng đường huyết đáng kể.
Khoảng 2 năm sau, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đái tháo đường (Mỹ) cũng công nhận điều này. Kể từ đó, các nghiên cứu về tác dụng của quế đối với bệnh tiểu đường tiếp tục được khẳng định và ngày càng một chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, có nhiều nghiên cứu cho thấy quế không có tác dụng này. Do đó, không nên cho rằng trà quế có thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nó chỉ phần nào hỗ trợ bệnh nhân trong việc kiểm soát đường huyết, chưa kể các quy trình cũng ảnh hưởng đến chất lượng quế.
Tác hại khi sử dụng trà quế không đúng cách
Trên thực tế, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về liều lượng cho phép của quế hàng ngày. Các tác dụng phụ của quế đều từ một hợp chất gọi là coumarin có ở trong vỏ quế. Mỗi loại quế có lượng coumarin khác nhau nên liều lượng sử dụng đồng thời cũng khác nhau.
Đối với quế Cassia
Theo Tạp chí Nghiên cứu ở Mỹ, một người được sử dụng 0,1 mg coumarin cho mỗi kg trọng lượng cơ thể một ngày. Trong 1 gam quế Cassia, chúng ta có thể tìm thấy 2,8 – 7,2 mg coumarin.
Đối với quế Ceylon
Theo WebMD, trang web chăm sóc sức khỏe của Mỹ, đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể quế Ceylon. Tuy nhiên, họ cũng khuyên nên dùng ít hơn 3 gam quế Ceylon mỗi ngày. Sau 6 tháng liên tiếp, bạn phải ngừng sử dụng một thời gian thì mới có thể tiếp tục.
Cái gì cũng có cả hai mặt lợi và hại, bao gồm cả việc uống trà quế. Quế đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, nếu sử dụng sai cách thì có nguy cơ gây ra tác dụng phụ rất là khó lường.
Xem thêm: