Blog

Get informed about our latest news and events

Say trà – Cảnh báo khi uống trà không đúng cách

Trà là một thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng say trà. Vậy say trà là gì? Có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào?

Say trà là gì?

Uống trà là một thói quen tốt, chè vừa là một đồ uống giải khát vừa là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Thế nhưng uống chè không đúng cách sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số đó là say trà.

Say trà là cảm giác thư giãn, hưng phấn khi uống nhưng đi kèm theo đó là các phản ứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, nhức mỏi. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Không chỉ những người mới uống mà ngay cả người uống chè lâu năm cũng dễ mắc phải. Hiện tượng này thường xảy ra với trẻ em, phụ nữ, những người có thể trạng yếu.

Say trà và những triệu chứng

Say trà

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn

Triệu chứng rất dễ nhận biết và có nhiều mức độ khi ta say. Đầu tiên đó là chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời đổ mồ hôi, lạnh tay, mệt mỏi. Khi bị say thì trong người cảm thấy vô cùng khó chịu, có thể gây nôn mửa, nặng hơn là bị hạ đường huyết và ngất xỉu.

Hiện tượng này có thể làm nghiêm trọng các vấn đề về tiêu hóa hoặc dạ dày, ví dụ như loét, trào ngược dà dày axit.

Lí giải hiện tượng

Tại sao bị say trà

Trong chè có 3 chất dễ làm ta bị say

Các chất gây nên say chè là 3 chất Catechin, Theanine và Caffein. Đây là những hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp tỉnh táo, đẩy lùi bệnh tật. Thế nhưng các chất này dễ khiến chúng ta bị say nếu uống không đúng cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị say khi uống trà.

Đầu tiên phải kể đến là do mới tập uống chè, uống chè với liều lượng quá nhiều. Còn những người uống lâu năm, thường xuyên uống đã quen với liều lượng đó nên rất khó bị say.

Thứ hai, đó là uống khi bụng đói. Khi đang đói, lượng đường huyết của chúng ta đang ở mức thấp. Uống chè sẽ làm hạ đường huyết, khiến chúng ta bị say. Vì vậy nhiều người thường uống chè kèm theo các loại bánh trái để tránh bị hạ đường huyết, bị say.

Thứ ba, ta dễ bị say khi uống chè quá đậm, uống các loại chè mạnh. Chè càng ngon thì dưỡng chất các nhiều, do đó uống nhiều ta càng dễ gặp các hiện tượng trên.

Cách xử lý như thế nào?

Ăn bánh uống trà

Nên ăn kèm đồ ngọt khi uống chè

Đôi khi bất cẩn ta sẽ mắc phải hiện tượng say khi uống chè. Nếu bạn hoặc người thân chẳng may bị say thì hãy bình tĩnh và làm theo các cách sau:

  • Ăn kẹo ngọt: Một trong số nguyên nhân gây say là do bụng đói, ăn kẹo ngọt giúp ta bổ sung lượng đường trong máu, tránh bị hạ đường huyết.
  • Uống nước dừa: Trong nước dừa có nhiều chất điện giải và rất tốt khi ta gặp phải tác dụng phu không đáng có khi uống chè.
  • Uống trà gừng: Kể cả say rượu thì trà gừng cũng là một thức uống tốt. Gừng sẽ làm dạ dày của bạn dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị say không nên làm việc, chạy xe mà cần nghỉ ngơi thật tốt. Đồng thời xoa ấm chân tay, xoa bóp vùng Thái Dương, Ấn Đường.

Những lưu ý khi uống chè

Chè là một thức uống tốt nhưng uống không đúng cách sẽ mang lại hậu quả khôn lường. Vì vậy không nên uống chè khi đói, không nên uống quá đặc. Đặc biệt những người huyết áp thấp, có bệnh tim mạch thì nên hạn chế uống chè. Ngoài ra, không nên uống chè vào các thời điểm sau:

  • Đang bị sốt cao, đang sử dụng thuốc hạ sốt
  • Người bị suy nhược thần kinh
  • không dùng chè vào buổi chiều hoặc tối
  • Người có bệnh gan không uống nhiều trà trong 1 ngày
  • Đang bị viêm loét dạ dày không nên uống chè
  • Không nên uống chè sau khi uống rượu

Hiện tượng bị say khi uống chè sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ta cần tránh để gặp phải những hậu quả không đáng có. Vì một cơ thể khỏe mạnh, một tương lai tràn trề sức khoẻ, hãy uống chè đúng cách nhé.

Xem thêm: Trà hoa bưởi mang hương vị thân thương của thủ đô

Leave a Reply

Your email address will not be published.