Sâm vốn là một vị thuốc “bổ khí” từ lâu đời, được nhiều người ưa chuộng sử dụng, sâm có tuổi đời càng cao thì càng quý giá, chất lượng. Người ta vẫn thường biết đến những thương hiệu nhân sâm Hàn Quốc với nhiều tác dụng tuyệt vời. Với công dụng tốt như vậy, chẳng có lí do gì mà chúng ta lại không dùng nó để ngâm thành rượu sâm uống hàng ngày. Nếu bạn còn băn khoăn vì giá thành đắt đỏ của sâm và phương pháp ngâm rượu thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Trà Đỉnh!
1. Tác dụng của rượu sâm đối với sức khỏe
Tác dụng với hệ thần kinh
Nhân sâm là bài thuốc tiên với nhiều công dụng thần kỳ, được người người biết đến từ lâu đời. Chính vì thế, khi kết hợp với rượu nó có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ, chống mỏi mệt nếu dùng với liều lượng vừa đủ. Nó làm hưng phấn tuyến thận, qua đó tăng sinh lý cho nam giới, kéo dài thời gian giao hợp.
Tác dụng với hệ tuần hoàn
Bên cạnh đó, rượu sâm còn giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp, tạo hồng cầu, chống thiếu máu. Những người bị bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng rượu sâm để giảm bớt lượng insulin trong máu.
Rượu sâm có tác dụng tăng sức đề kháng
Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, bạn cũng nên mua hay tự ngâm cho mình một bình rượu sâm để sẵn trong nhà giúp tăng sức đề kháng. Đồng thời, rượu còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, viêm cơ tim hay thậm chí ung thư (kết quả đã qua thực nghiệm). Ngoài ra, sử dụng rượu sâm đúng cách hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, chán ăn, thấp khớp,…
Nhân sâm vốn được trồng nhiều và ưa chuộng ở Hàn Quốc bởi tác dụng chống lão hóa và làm đẹp.
Một sốlưu ý khi sử dụng rượu sâm
Dù có nhiều công dụng tốt nhưng không phải rượu sâm có thể dùng như thuốc chữa trị thông thường. Nó cần sử dụng đúng liều lượng, độ tuổi, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ hay thậm chí là phản ứng ngược. Lưu ý không nên dùng liều quá cao vì sẽ gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đồng thời không cho trẻ em dùng vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm, nếu trẻ gặp vấn đề về phát triển như chậm phát triển, còi cọ thì chỉ nên cho sử dụng trong thời gian ngắn và liều lượng ít.
2. Cách làm nhân sâm ngâm rượu tại nhà và cách sử dụng
2.1 Cách ngâm
Tuy có công dụng tuyệt vời nhưng cách ngâm rượu sâm lại vô cùng đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Nguyên liệu chuẩn bị chỉ cần có củ nhân sâm và rượu trắng, hãy chọn loại rượu càng ngon càng tốt để giúp tăng hương vị cũng như công dụng của thành phẩm.
Công đoạn ngâm rượu sẽ bắt đầu từ bước sơ chế, rửa sạch nhân sâm, cần lưu ý trong lúc rửa không nhúng sâm vào hẳn chậu nước. Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn mềm, thấm nước ướt rồ lau sạch những đất bám trên củ sâm một cách nhẹ nhàng. Sau đó để sâm ráo nước tự nhiên, cho vào bình thủy tinh đã được khử trùng, có kích thước vừa đủ.
Bước tiếp theo, bạn đổ rượu vào theo tỉ lệ 1 củ sâm thì dùng 500ml rượu 35 độ đến 40 độ. Thời gian ngâm thường sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng, bạn có thể chiết lấy dịch lần 1 của rượu để dùng trước hoặc để dành phối hợp dịch chiết của 2 -3 lần lại trộn đều rồi mới dùng.
Khi đã ngâm khoảng 3 tuần, rượu dần chuyển sang màu nâu đậm là đã có thể uống được. Vì sâm là một vị thuốc quý nên thông thường người ta chỉ dùng riêng vị sâm (độc sâm thang) chứ không cần kết hợp với những thứ khác.
Một lưu ý khi ngâm sâm tươi chính là bạn phải ngâm càng sớm càng tốt vì sâm tươi để sẽ không được lâu, chỉ khoảng 3 tuần đến 1 tháng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2.2 Cách sử dụng
Rượu sâm dù tốt nhưng vẫn cần sử dụng đúng liều lượng. Mỗi ngày, bạn nên uống 10 – 20ml trước bữa ăn để giúp kích thích vị giác, tốt cho đường tiêu hóa. Còn nếu là sâm đã qua chế biến (hồng sâm) thái lát mỏng ngâm rượu thì nên uống một ly nhỏ.
Xem thêm: Bật mí lợi ích của trà 5 loại đậu và cách pha trà ngon đúng chuẩn!